TOUR DU LỊCH NỔI BẬT
Tứ Bất Tử trong dân gian Việt Nam là ai
Cùng Your Vacation Travel Tìm hiểu văn hóa tâm linh Việt Nam "Tứ bất tử" trong dân gian Việt Nam"
Tứ Thánh bất tử hay Tứ bất tử là tên gọi BỐN vị Thánh được tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ cúng gồm: Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh Công chúa. Mỗi vị tượng trưng cho một khát vọng và tinh thần của dân tộc Việt. Trong sử sách ghi chép có chỗ khác nhau về vị Thánh thứ tư, nhưng từ thời Hậu Lê, Tứ bất tử được định hình như trên và gắn chặt với lịch sử của Thăng Long Hà Nội. Ngày xuân kể lại truyền thuyết về tứ Thánh bất tử để mỗi người, đặc biệt lớp trẻ thêm tự hào khí thiêng sông núi và tín ngưỡng của ông cha.
Tìm hiểu văn hóa tâm linh Việt Nam "Tứ bất tử" trong dân gian Việt Nam"
Trước hết, nói về con số bốn (tứ). Trong tư duy của người Việt, con số này mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn. Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù nào đó. Ví dụ: Tứ trấn, An Nam tứ đại tài, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý, Mỗ-La-Canh-Cót tứ danh hương v.v.. Có thể thấy rằng mọi cơ cấu giá trị vật chất tinh thần nhiều khi được bắt đầu bằng “bộ tứ”. Và việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại. Từ bất tử cũng là một tập hợp như vậy.
Tứ bất tử là bốn vị thánh bất tử như đã nói là Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bốn vị thánh này là biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc ta theo tâm thức dân gian.
Đứng đầu Tứ Bất Tử là thánh Tản Viên. Tản Viên biểu hiện ước vọng chiến thắng thiên tai, lũ lụt; Truyện cổ tích thần kỳ kể rằng ông chính là Sơn Tinh được làm rể vua Hùng và vì thế mà có mối thù truyền kiếp gây nên chiến tranh với Thủy Tinh “Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”. Sơn Tinh cũng được xem là đã làm vua Văn Lang và khuyên vua Hùng nhường ngôi cho vua Thục. Thần tích thì xem ông là vị Tổ đầu trong Bách nghệ tổ sư, cùng vợ là Ngọc Hoa dạy dân làm ruộng, săn bắt, dệt lụa, mở hội...
“… Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai. Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy”
Tục lệ thờ Đức Thánh Tản có từ rất lâu. Khoảng 250 năm trước Công Nguyên, An Dương Vương cho lập đền thờ đức Thánh trên núi Tản Viên, gọi là Đền Thượng, nay thuộc Ba Vì, Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội. Cứ ba năm một lần, vào 15 tháng giêng âm lịch, tại đây diễn ra lễ hội lớn, với hàng vạn người tham dự. Lễ hội gồm nhiều hoạt động như rước bài vị thánh Tản, đánh cá sông (99 con) làm gỏi dâng tế, lễ rước Thánh bà Mỵ Nương, múa gà, đấu cờ, hát đúm…
Vào ngày hội lễ, nhà Vua hoặc tự thân hoặc cử đại quan tới dâng hương. Ngày nay, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính phủ cũng thường tới dự lễ tại đền chính trên núi Ba Vì, Hà Nội.
Thánh Gióng - Phù Đồng Thiên Vương, vị thánh bất tử thử hai là bản hùng ca thần thoại về sức mạnh vĩ đại của dân tộc trước giặc ngoại xâm. Xuất thân trong một gia đình nông dân, đứa trẻ lên 3 tuổi không biết nói cười, sống trong tình thương của mẹ và bà con ở làng Gióng, ven sông Đuống (nay là làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội). Rồi giặc Ân hung dữ từ phương Bắc tràn tới. Trước nguy cơ diệt vong của dân tộc, đứa trẻ 3 tuổi bỗng cất tiếng đòi đi đánh giặc và vươn mình biến thành một tráng sĩ có sức mạnh tuyệt luân, cầm roi sắt, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt hí ra lửa, dũng mãnh xông trận. Roi sắt gãy thì nhổ tre đằng ngà làm vũ khí diệt giặc. Lúc thắng trận, quê hương được thái bình, vị anh hùng cởi bỏ giáp trụ, không màng vinh hoa phú quý, lặng lẽ lên đỉnh núi Vệ Linh (núi Sài tại Sóc Sơn, Hà Nội) bay về trời.
Vua Hùng ghi nhận công lao của Ngài, phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại Vệ Linh. Làng Gióng được đổi tên thành làng Phù Đổng. Hàng năm vào ngày 9 tháng 4 âm lịch, làng tổ chức lễ hội rất long trọng, tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng với các hoạt động như tập trận, đấu cờ người… Năm 2010, lễ hội Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Chử Đồng Tử là người Chữ Xá, huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh là con trai ông Chử Cù Vân thường được người ta tôn là Chử Đạo Tổ , Chữ Đồng Tử đã kết duyên với Tiên Dung Công Chúa , con gái Vua Hùng Vương, sự tích được kể rõ ràng trong Nam Hải Dị Nhân của Phan Kế Bính. Ngài là tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có.Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn là biểu tượng của một chí hướng phát triển cộng đồng: mở mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt tươi, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt nghề buôn bán. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã mở một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo nên sự giao lưu giữa dân tộc và cộng đồng bên ngoài.
Liễu Hạnh Công Chúa là người làng Vân Cát , huyện vụ bản tỉnh Nam Định, ái nữ của Lê Thái Công. Bà là người văn hay chữ tốt đã được triều đình sắc phong Công Chúa. Bà tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.
Sự tích kể rằng Liễu Hạnh nguyên là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì tinh nghịch làm mẻ một chiếc chén ngọc mà bị đày xuống trần, rồi được Phật Tổ cứu giải và cho đầu thai làm con gái họ Lê ở Phủ Giầy, Vụ Bản, Nam Định. Bà là người công dung ngôn hạnh, được hiển thánh trở thành một vị thần linh thiêng, chuyên phù trợ người lành, đặc biệt là phụ nữ, trẻ thơ, đồng thời thẳng tay trừng trị kẻ ác. Dân nhớ ơn công đức của Bà, lập đền thờ ở nhiều địa phương khác nhau. Sự tích Bà Chúa Liễu Hạnh phản ánh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tài hoa và đức hạnh, tận tâm tận hiếu, chung thủy tình nghĩa vợ chồng, nhân ái với người nghèo khổ, bảo vệ người lành, trừng trị kẻ ác. Bà được tôn thờ là “Thánh Mẫu linh thiêng - Mẹ của muôn dân.” Thờ Bà Chúa Liễu thể hiện niềm tôn kính người Mẹ vĩ đại, quyền năng và đức độ vô lượng.
Ở Phủ Giầy, quê hương của Bà, một quần thể kiến trúc được xây dựng để thờ cúng. Từ ngày mùng 1 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm diễn ra lễ hội Phủ Giầy nổi tiếng với hàng vạn người tham dự. Ngoài ra, tại Phủ Sòng, Thanh Hóa, có đền Sòng thờ Bà. Lễ chính ở đây rơi vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.
Trong tiềm thức của nhân dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng của khát vọng tự giải phóng, nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng của hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam đã được ký thác niềm tin vào biểu tượng người mẹ.
Theo nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện muộn nhất trong Tứ Thánh bất tử. Bà xuất hiện vào thời Hậu Lê, nhưng là vị Thánh được người dân dày công xây dựng và tôn thờ nhất. Trước đó trong xã hội xuất hiện rất nhiều vị nữ Thánh. Tập trung và nổi tiếng nhất là Tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Cửu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải trị vì miền Trời, miền Rừng và miền Nước.
Tuy nhiên các Thánh trên rất xa vời với mọi ước nguyện và tín ngưỡng của dân gian. Hơn thế các triều chính thời Hậu Lê là một giai đoạn đặc biệt. Người ta bảo rằng đó là thời vua không ra vua. Vua mà nợ như chúa Chổm. Đã có vua lại còn có chúa. Chúa xuất hiện cả ở đàng Trong đàng Ngoài đối nghịch nhau... khiến cho xã hội loạn lạc, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, lắm khi oan khiên chồng chất. Thân phận người phụ nữ bị coi thường...Người dân cần có một bậc Thánh vừa uy linh, vừa gần gũi với đời sống nhân sinh, vừa thể hiện tinh thần phản kháng của người dân với chính quyền phong kiến đặc biệt trong đó có tiếng nói đòi bình đẳng của người phụ nữ. Ước vọng ấy đã hun đúc qua nhiều thời gian và hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ra đời. Mẫu Liễu Hạnh thâu gom được cả ước vọng của người dân về Tam tòa Thánh Mẫu trong hình tượng một Thượng Thiên Thánh Mẫu của dân.
Sự tích về bốn vị thánh bất tử không do một ai sáng tác. Chúng được nhân dân ngàn đời thêu dệt. Bốn vị thánh bất tử, độ trì bốn lĩnh vực cốt yếu trong đời sống người dân Việt đã, đang và mãi mãi được tôn thờ. Đó là một nét độc đáo trong tín ngưỡng của người Việt./.
KIẾN THỨC - KINH NGHIỆM
*Top 5 du thuyền ngủ đêm 6 sao đẳng cấp nhất tại Hạ Long
*Kịch bản chương trình tiệc tất niên cho các công ty cuối năm 2023
NHỮNG DU THUYỀN 5- 6 SAO TỐT NHẤT HẠ LONG
ESSENCE GRAND CRURUISE Siêu du thuyền 6 sao tại Hạ Long
Tour du thuyền 5 sao tại Hạ Long Sea Stars Cruise
Du thuyền Hạ Long 5 sao LaRegina Royal Cruise
Du thuyền 5 sao Laregina Grand Cruise 3 ngày 2 đêm
Du lịch Hạ Long Cát Bà du thuyền 5 sao Laregina Grand Cruise
Du thuyền 5 sao tại Vịnh Lan Hạ Laregina Legend Cruise
Du thuyền 5 sao Hạ Long Aquamarine Cruise
Du lịch Hạ Long trên du thuyền 5 sao Dynasty Cruise
Du thuyền Hạ Long Paradise Elegance Cruise
Du thuyền 5 sao tại Hạ Long Paradise Sails
Tour du thuyền Hạ Long President cruise
Du thuyền Hạ Long Paradise Elegance Cruise
CÔNG TY DU LỊCH KỲ NGHỈ CỦA BẠN
*** YOUR VACATION TRAVEL***
CT21 KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Hotline /Zalo/WhatsApp/Viber:+84947369597
Tứ Thánh bất tử hay Tứ bất tử là tên gọi BỐN vị Thánh được tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ cúng gồm: Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh Công chúa. Mỗi vị tượng trưng cho một khát vọng và tinh thần của dân tộc Việt. Trong sử sách ghi chép có chỗ khác nhau về vị Thánh thứ tư, nhưng từ thời Hậu Lê, Tứ bất tử được định hình như trên và gắn chặt với lịch sử của Thăng Long Hà Nội. Ngày xuân kể lại truyền thuyết về tứ Thánh bất tử để mỗi người, đặc biệt lớp trẻ thêm tự hào khí thiêng sông núi và tín ngưỡng của ông cha.
Tìm hiểu văn hóa tâm linh Việt Nam "Tứ bất tử" trong dân gian Việt Nam"
Trước hết, nói về con số bốn (tứ). Trong tư duy của người Việt, con số này mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn. Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù nào đó. Ví dụ: Tứ trấn, An Nam tứ đại tài, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý, Mỗ-La-Canh-Cót tứ danh hương v.v.. Có thể thấy rằng mọi cơ cấu giá trị vật chất tinh thần nhiều khi được bắt đầu bằng “bộ tứ”. Và việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại. Từ bất tử cũng là một tập hợp như vậy.
Tứ bất tử là bốn vị thánh bất tử như đã nói là Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bốn vị thánh này là biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc ta theo tâm thức dân gian.
Đứng đầu Tứ Bất Tử là thánh Tản Viên. Tản Viên biểu hiện ước vọng chiến thắng thiên tai, lũ lụt; Truyện cổ tích thần kỳ kể rằng ông chính là Sơn Tinh được làm rể vua Hùng và vì thế mà có mối thù truyền kiếp gây nên chiến tranh với Thủy Tinh “Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”. Sơn Tinh cũng được xem là đã làm vua Văn Lang và khuyên vua Hùng nhường ngôi cho vua Thục. Thần tích thì xem ông là vị Tổ đầu trong Bách nghệ tổ sư, cùng vợ là Ngọc Hoa dạy dân làm ruộng, săn bắt, dệt lụa, mở hội...
“… Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai. Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy”
Tục lệ thờ Đức Thánh Tản có từ rất lâu. Khoảng 250 năm trước Công Nguyên, An Dương Vương cho lập đền thờ đức Thánh trên núi Tản Viên, gọi là Đền Thượng, nay thuộc Ba Vì, Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội. Cứ ba năm một lần, vào 15 tháng giêng âm lịch, tại đây diễn ra lễ hội lớn, với hàng vạn người tham dự. Lễ hội gồm nhiều hoạt động như rước bài vị thánh Tản, đánh cá sông (99 con) làm gỏi dâng tế, lễ rước Thánh bà Mỵ Nương, múa gà, đấu cờ, hát đúm…
Vào ngày hội lễ, nhà Vua hoặc tự thân hoặc cử đại quan tới dâng hương. Ngày nay, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính phủ cũng thường tới dự lễ tại đền chính trên núi Ba Vì, Hà Nội.
Thánh Gióng - Phù Đồng Thiên Vương, vị thánh bất tử thử hai là bản hùng ca thần thoại về sức mạnh vĩ đại của dân tộc trước giặc ngoại xâm. Xuất thân trong một gia đình nông dân, đứa trẻ lên 3 tuổi không biết nói cười, sống trong tình thương của mẹ và bà con ở làng Gióng, ven sông Đuống (nay là làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội). Rồi giặc Ân hung dữ từ phương Bắc tràn tới. Trước nguy cơ diệt vong của dân tộc, đứa trẻ 3 tuổi bỗng cất tiếng đòi đi đánh giặc và vươn mình biến thành một tráng sĩ có sức mạnh tuyệt luân, cầm roi sắt, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt hí ra lửa, dũng mãnh xông trận. Roi sắt gãy thì nhổ tre đằng ngà làm vũ khí diệt giặc. Lúc thắng trận, quê hương được thái bình, vị anh hùng cởi bỏ giáp trụ, không màng vinh hoa phú quý, lặng lẽ lên đỉnh núi Vệ Linh (núi Sài tại Sóc Sơn, Hà Nội) bay về trời.
Vua Hùng ghi nhận công lao của Ngài, phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại Vệ Linh. Làng Gióng được đổi tên thành làng Phù Đổng. Hàng năm vào ngày 9 tháng 4 âm lịch, làng tổ chức lễ hội rất long trọng, tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng với các hoạt động như tập trận, đấu cờ người… Năm 2010, lễ hội Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Chử Đồng Tử là người Chữ Xá, huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh là con trai ông Chử Cù Vân thường được người ta tôn là Chử Đạo Tổ , Chữ Đồng Tử đã kết duyên với Tiên Dung Công Chúa , con gái Vua Hùng Vương, sự tích được kể rõ ràng trong Nam Hải Dị Nhân của Phan Kế Bính. Ngài là tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có.Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn là biểu tượng của một chí hướng phát triển cộng đồng: mở mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt tươi, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt nghề buôn bán. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã mở một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo nên sự giao lưu giữa dân tộc và cộng đồng bên ngoài.
Liễu Hạnh Công Chúa là người làng Vân Cát , huyện vụ bản tỉnh Nam Định, ái nữ của Lê Thái Công. Bà là người văn hay chữ tốt đã được triều đình sắc phong Công Chúa. Bà tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.
Sự tích kể rằng Liễu Hạnh nguyên là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì tinh nghịch làm mẻ một chiếc chén ngọc mà bị đày xuống trần, rồi được Phật Tổ cứu giải và cho đầu thai làm con gái họ Lê ở Phủ Giầy, Vụ Bản, Nam Định. Bà là người công dung ngôn hạnh, được hiển thánh trở thành một vị thần linh thiêng, chuyên phù trợ người lành, đặc biệt là phụ nữ, trẻ thơ, đồng thời thẳng tay trừng trị kẻ ác. Dân nhớ ơn công đức của Bà, lập đền thờ ở nhiều địa phương khác nhau. Sự tích Bà Chúa Liễu Hạnh phản ánh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tài hoa và đức hạnh, tận tâm tận hiếu, chung thủy tình nghĩa vợ chồng, nhân ái với người nghèo khổ, bảo vệ người lành, trừng trị kẻ ác. Bà được tôn thờ là “Thánh Mẫu linh thiêng - Mẹ của muôn dân.” Thờ Bà Chúa Liễu thể hiện niềm tôn kính người Mẹ vĩ đại, quyền năng và đức độ vô lượng.
Ở Phủ Giầy, quê hương của Bà, một quần thể kiến trúc được xây dựng để thờ cúng. Từ ngày mùng 1 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm diễn ra lễ hội Phủ Giầy nổi tiếng với hàng vạn người tham dự. Ngoài ra, tại Phủ Sòng, Thanh Hóa, có đền Sòng thờ Bà. Lễ chính ở đây rơi vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.
Trong tiềm thức của nhân dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng của khát vọng tự giải phóng, nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng của hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam đã được ký thác niềm tin vào biểu tượng người mẹ.
Theo nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện muộn nhất trong Tứ Thánh bất tử. Bà xuất hiện vào thời Hậu Lê, nhưng là vị Thánh được người dân dày công xây dựng và tôn thờ nhất. Trước đó trong xã hội xuất hiện rất nhiều vị nữ Thánh. Tập trung và nổi tiếng nhất là Tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Cửu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải trị vì miền Trời, miền Rừng và miền Nước.
Tuy nhiên các Thánh trên rất xa vời với mọi ước nguyện và tín ngưỡng của dân gian. Hơn thế các triều chính thời Hậu Lê là một giai đoạn đặc biệt. Người ta bảo rằng đó là thời vua không ra vua. Vua mà nợ như chúa Chổm. Đã có vua lại còn có chúa. Chúa xuất hiện cả ở đàng Trong đàng Ngoài đối nghịch nhau... khiến cho xã hội loạn lạc, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, lắm khi oan khiên chồng chất. Thân phận người phụ nữ bị coi thường...Người dân cần có một bậc Thánh vừa uy linh, vừa gần gũi với đời sống nhân sinh, vừa thể hiện tinh thần phản kháng của người dân với chính quyền phong kiến đặc biệt trong đó có tiếng nói đòi bình đẳng của người phụ nữ. Ước vọng ấy đã hun đúc qua nhiều thời gian và hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ra đời. Mẫu Liễu Hạnh thâu gom được cả ước vọng của người dân về Tam tòa Thánh Mẫu trong hình tượng một Thượng Thiên Thánh Mẫu của dân.
Sự tích về bốn vị thánh bất tử không do một ai sáng tác. Chúng được nhân dân ngàn đời thêu dệt. Bốn vị thánh bất tử, độ trì bốn lĩnh vực cốt yếu trong đời sống người dân Việt đã, đang và mãi mãi được tôn thờ. Đó là một nét độc đáo trong tín ngưỡng của người Việt./.
KIẾN THỨC - KINH NGHIỆM
*Top 5 du thuyền ngủ đêm 6 sao đẳng cấp nhất tại Hạ Long
*Kịch bản chương trình tiệc tất niên cho các công ty cuối năm 2023
NHỮNG DU THUYỀN 5- 6 SAO TỐT NHẤT HẠ LONG
ESSENCE GRAND CRURUISE Siêu du thuyền 6 sao tại Hạ Long
Tour du thuyền 5 sao tại Hạ Long Sea Stars Cruise
Du thuyền Hạ Long 5 sao LaRegina Royal Cruise
Du thuyền 5 sao Laregina Grand Cruise 3 ngày 2 đêm
Du lịch Hạ Long Cát Bà du thuyền 5 sao Laregina Grand Cruise
Du thuyền 5 sao tại Vịnh Lan Hạ Laregina Legend Cruise
Du thuyền 5 sao Hạ Long Aquamarine Cruise
Du lịch Hạ Long trên du thuyền 5 sao Dynasty Cruise
Du thuyền Hạ Long Paradise Elegance Cruise
Du thuyền 5 sao tại Hạ Long Paradise Sails
Tour du thuyền Hạ Long President cruise
Du thuyền Hạ Long Paradise Elegance Cruise
CÔNG TY DU LỊCH KỲ NGHỈ CỦA BẠN
*** YOUR VACATION TRAVEL***
CT21 KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Hotline /Zalo/WhatsApp/Viber:+84947369597
Tin khác
Hãy cùng Your Vacation Travel khám phá Garrya Mù Cang Chải...
Chương trình Đặc biệt thăm quan đặc biệt quần Đảo Trường Sa. Tổ...
Côn Đảo Nổi tiếng là di tích lịch sử gắn liền với quá khứ đau...
Cùng Your Vacation Travel trải nghiệm các chương trình Tour du...
Cùng du lịch Kỳ Nghỉ Của Bạn (Your Vacation Travel) thăm quan...
Du xuân Ất Tỵ 2025 nên đi chơi ở đâu tại Miền Bắc - Du lịch tết...