TOUR DU LỊCH NỔI BẬT
Chợ Nẽ Vũ Thư Thái Bình Phiên chợ độc đáo một năm chỉ mở một lần
Xã Hòa Bình là một xã thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Xã Hòa Bình có diện tích 5,4 km², dân số năm 1999 là 5.893 người, mật độ dân số đạt 1.091 người/km². Xã Hòa Bình có 9 thôn:Lộc Quý,Nễ Châu,Liên Thắng,Ngũ Lão,Quyết Thắng,Tây Hồ,Thắng Lợi,Thống Nhất,Trung Hồng.
Làng Từ Châu gồm 2 thôn Nẽ Châu và Trung Hồng trước đây là đội 7 và đội 8 xã Hòa Bình.
Chùa Nẽ thuộc thôn Nẽ Châu xã Hòa Bình, Vũ Thư, Thái Bình. Không chỉ là Ngôi chùa là nơi thờ tự, phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng. Noi đây còn có phiên chợ rất độc đáo từ lâu đời mà chỉ diễn ra duy nhất trong năm vào sáng mùng 2 tết. Đó là Chợ Nẽ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về xuất xứ cội nguồn của phiên chợ độc đáo này.
Cổng làng thôn Nẽ Châu, Xã Hòa Bình
Chợ Nẽ phiên chợ độc đáo một năm chỉ mở một lần
Khi trời đất giao hoà, muôn hoa đua nở, muông thú hót ca cũng là lúc mùa xuân đã đến. Mùa xuân với bao ước vọng, mong cho quốc thái dân an, nhà nhà an khang thịnh vượng. Những nam thanh nữ tú lại rộn ràng trong bộ quần áo mới, tay trong tay cùng trảy hội mùa xuân. Và năm nay, phiên chợ Nẽ lại mở đón du khách xa gần như tiết xuân của đất trời đến hẹn lại lên.
Chùa Nẽ Châu xã Hòa Bình
Google Map tìm kiếm chùa Nẽ (Chùa Từ Châu)
Tiếng chuông chùa Nẽ vang vọng, khi gần, khi xa, phá tan màn sương đêm còn vương đọng trắng mờ không gian. Vào sáng ngày mùng 2 Tết, tiếng chuông ấy cũng chính như lời nhắc nhớ, thúc giục, mời gọi người dân trong làng Nẽ Châu xã Hòa Bình và khu vực lân cận rảo chân đến vãng cảnh chùa, tham dự phiên chợ sớm nhất vào dịp đầu năm. Gần 30 năm phụng thờ đức Phật ở chùa Nẽ, ni sư Thích Đàm Minh đã chứng kiến bao phiên chợ với hàng trăm lượt người con quê hương, người dân tứ xứ về đây mỗi dịp tết đến xuân về. "Sáng sớm chúng tôi thỉnh chuông, tờ mờ hơi sương đã có người rục rịch đến khu vực chợ trước cửa chùa. Họ đến để nhận chỗ bày biện hàng hóa, trò chơi. Có người bày biện xong thì vào thắp hương lễ Phật, rồi ra chợ đón khách thập phương đến du xuân."
Chợ Nẽ xuất hiện từ bao giờ ít ai còn nhớ. Nhưng theo một số tài liệu còn để lại thì vào mùa xuân năm Kỷ Dậu - 1789 cách đây hơn 230 năm khi đoàn quân do chủ tướng Nguyễn Kim Nho và phó tướng Trần Huyền cầm quân đi xuôi dòng sông Hồng Hà đánh đuổi quân Thanh ra biển, biến khỏi bờ cõi đất nước ta. Trên đường hành quân đánh đuổi giặc, vào ngày 30 Tết năm đó thì đi đến địa phận Trang Ðiền - nay là mảnh đất Bổng Ðiền, xã Bách Thuận. Vì đi đường xa, quan quân đều mệt và lương thực cũng gần hết nên chủ tướng Nguyễn Kim Nho cho đoàn quân nghỉ tại Bổng Ðiền. Sáng ngày mồng một Tết thì cho quân xuôi xuống bến Vều nghỉ thêm một ngày dưỡng sức và cùng với nhân dân trong vùng ăn Tết. Bước sang ngày mồng hai tết Nguyễn Kim Nho và Trần Huyền tổ chức mua thêm lương thực, chủ yếu là gạo và muối đồng thời vận động nhân dân giúp đỡ tại gò Ðống Cao. Nơi đây đất đai trù phú, cư dân đông đúc, cảnh trí tươi đẹp, hữu tình. Nơi gò Ðống Cao sau này được xây dựng ngôi chùa mang tên chùa Nẽ nằm ẩn mình trong vườn cây xanh tốt, cư dân bao quanh.
Sau khi mua và quyên góp được đủ lương thực, quan quân được dưỡng sức, chủ tướng Nguyễn Kim Nho và Trần Huyền quyết định thần tốc đuổi đánh quân Thanh, khiến chúng không kịp trở tay, hồn xiêu phách lạc tháo thân chạy ra biển và về nước. Nhớ công ơn và tưởng nhớ đến quan quân của Nguyễn Kim Nho, hàng năm cứ vào ngày mùng 2 Tết người dân trong vùng lại tổ chức phiên chợ đầu năm mua bán muối, gạo. Cuộc sống khấm khá lên, không chỉ muối, gạo mà nhiều sản vật các vùng miền lân cận, làng nghề cũng được đưa về đây bày bán cho ngày chợ thêm tấp nập. Các trò chơi dân gian như: vật võ, chọi gà, hát văn... cũng được tổ chức trang trọng, vui tươi thu hút du khách từ khắp mọi nơi về tham dự.
Bà Nguyễn Thị Niên - người dân khu vực gần chợ chia sẻ: "Từ thời thượng cổ các cụ đã duy trì chợ này rồi. Thuở bé tôi theo ông bà, bố mẹ ra chợ sớm xem chọi gà, chơi những trò con trẻ. Lớn thì lấy chồng về gần đây nên càng thuận tiện ra chợ đầu xuân mua chút đồ, gặp gỡ họ hàng người thân lại trò chuyện rôm rả. Con cháu đi xa về gần đều về chợ chơi xuân như nhắc nhớ quê hương. Đông vui tấp nập lắm."
Sân vận động nơi diễn ra phiên chợ đặc biệt một năm chỉ có duy nhất một ngày vào sáng mùng 2 tết
Gọi là chợ vì mọi người có thể mua bán trao đổi hàng hóa. Song nó cũng có thể gọi là hội vì người ta đến mua bán các nông sản với mong muốn cầu may; những người già đến vãn cảnh chợ, cảnh chùa và hành lễ đầu năm; còn nam thanh nữ tú đến chợ nhiều khi chẳng vì việc mua bán mà vì được gặp gỡ nhau trò chuyện, hỏi nhau về những điều đã trải sau một năm vất vả, bận bịu. Và hơn thế nữa, đây là nơi gặp gỡ, tâm tình, trao duyên. Và cũng từ đây đã có biết bao nhiêu đôi trai gái nên vợ, thành chồng sau phiên chợ đặc biệt này.
Chợ Nẽ một năm chỉ mở một phiên duy nhất vào ngày mồng 2 Tết Nguyên đán hàng năm. Người đông tấp nập, trong hương khói của những nén hương trầm lan tỏa mang theo bao ước nguyện. Là người có cả tuổi thơ gắn bó với mảnh đất con người nơi đây, nhà thơ Nguyễn Khoa Ðăng khi viết về chợ Nẽ đã thắm thiết bày tỏ lòng mình mà viết: “Chợ năm họp một phiên/ Bốn mùa dồn ở giữa/ Phiên trước là nỗi nhớ/ Phiên sau thành tình thương.” Cái tình thương ấy theo năm tháng cứ lớn dần để rồi bâng khuâng, mong đợi được gặp lại vào mùa xuân sau và có thể từ đây tình yêu cũng bắt đầu nảy nở như những chồi biếc của mùa xuân. Thế nên, chợ Nẽ với các bạn trẻ đã trở thành “chợ tình” giống như những phiên chợ tình ở vùng cao Tây Bắc.
Những năm qua, do có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền của xã Hoà Bình và thôn Nẽ Châu nên ngôi chùa được tu sửa khang trang sạch đẹp, cảnh quan môi trường trong lành, sạch sẽ và phiên chợ Nẽ cũng vui nhộn hơn, để lại trong lòng du khách nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp. Ông Nguyễn Văn Vinh - cán bộ văn hóa xã Hòa Bình cho biết thêm: "Cán bộ xã bên văn hóa và an ninh đều sát sao cùng nhà chùa để hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng như vui xuân được an toàn, vui tươi.
Trước tết thì đều có bài quản lý lễ hội đầu xuân nói chung, hoạt động chợ Nẽ, du xuân chùa Nẽ nói riêng. Về lâu dài, chúng tôi cũng phối hợp cùng nhà chùa thu thập các tài liệu, hiện vật cổ gắn với chùa, với chợ để trình các cấp công nhận di tích lịch sử văn hóa. Đây là nét đẹp văn hóa tinh thần cho người dân du xuân vui tươi, là đặc trưng văn hóa mà địa phương luôn ý thức giữ gìn, phát huy".
Khi trời đất giao hoà, muôn hoa đua nở, muông thú hót ca cũng là lúc mùa xuân đã đến. Mùa xuân với bao ước vọng, mong cho quốc thái dân an, nhà nhà an khang thịnh vượng. Những nam thanh nữ tú lại rộn ràng trong bộ quần áo mới, tay trong tay cùng trảy hội mùa xuân. Và năm nay, phiên chợ Nẽ lại mở đón du khách xa gần như tiết xuân của đất trời đến hẹn lại lên.
Nguồn: https://vuthu.thaibinh.gov.vn/
Mr Nguyễn Chí Thanh - Your Vacation Travel
Làng Từ Châu gồm 2 thôn Nẽ Châu và Trung Hồng trước đây là đội 7 và đội 8 xã Hòa Bình.
Chùa Nẽ thuộc thôn Nẽ Châu xã Hòa Bình, Vũ Thư, Thái Bình. Không chỉ là Ngôi chùa là nơi thờ tự, phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng. Noi đây còn có phiên chợ rất độc đáo từ lâu đời mà chỉ diễn ra duy nhất trong năm vào sáng mùng 2 tết. Đó là Chợ Nẽ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về xuất xứ cội nguồn của phiên chợ độc đáo này.
Cổng làng thôn Nẽ Châu, Xã Hòa Bình
Chợ Nẽ phiên chợ độc đáo một năm chỉ mở một lần
Khi trời đất giao hoà, muôn hoa đua nở, muông thú hót ca cũng là lúc mùa xuân đã đến. Mùa xuân với bao ước vọng, mong cho quốc thái dân an, nhà nhà an khang thịnh vượng. Những nam thanh nữ tú lại rộn ràng trong bộ quần áo mới, tay trong tay cùng trảy hội mùa xuân. Và năm nay, phiên chợ Nẽ lại mở đón du khách xa gần như tiết xuân của đất trời đến hẹn lại lên.
Chùa Nẽ Châu xã Hòa Bình
Google Map tìm kiếm chùa Nẽ (Chùa Từ Châu)
Tiếng chuông chùa Nẽ vang vọng, khi gần, khi xa, phá tan màn sương đêm còn vương đọng trắng mờ không gian. Vào sáng ngày mùng 2 Tết, tiếng chuông ấy cũng chính như lời nhắc nhớ, thúc giục, mời gọi người dân trong làng Nẽ Châu xã Hòa Bình và khu vực lân cận rảo chân đến vãng cảnh chùa, tham dự phiên chợ sớm nhất vào dịp đầu năm. Gần 30 năm phụng thờ đức Phật ở chùa Nẽ, ni sư Thích Đàm Minh đã chứng kiến bao phiên chợ với hàng trăm lượt người con quê hương, người dân tứ xứ về đây mỗi dịp tết đến xuân về. "Sáng sớm chúng tôi thỉnh chuông, tờ mờ hơi sương đã có người rục rịch đến khu vực chợ trước cửa chùa. Họ đến để nhận chỗ bày biện hàng hóa, trò chơi. Có người bày biện xong thì vào thắp hương lễ Phật, rồi ra chợ đón khách thập phương đến du xuân."
Chợ Nẽ xuất hiện từ bao giờ ít ai còn nhớ. Nhưng theo một số tài liệu còn để lại thì vào mùa xuân năm Kỷ Dậu - 1789 cách đây hơn 230 năm khi đoàn quân do chủ tướng Nguyễn Kim Nho và phó tướng Trần Huyền cầm quân đi xuôi dòng sông Hồng Hà đánh đuổi quân Thanh ra biển, biến khỏi bờ cõi đất nước ta. Trên đường hành quân đánh đuổi giặc, vào ngày 30 Tết năm đó thì đi đến địa phận Trang Ðiền - nay là mảnh đất Bổng Ðiền, xã Bách Thuận. Vì đi đường xa, quan quân đều mệt và lương thực cũng gần hết nên chủ tướng Nguyễn Kim Nho cho đoàn quân nghỉ tại Bổng Ðiền. Sáng ngày mồng một Tết thì cho quân xuôi xuống bến Vều nghỉ thêm một ngày dưỡng sức và cùng với nhân dân trong vùng ăn Tết. Bước sang ngày mồng hai tết Nguyễn Kim Nho và Trần Huyền tổ chức mua thêm lương thực, chủ yếu là gạo và muối đồng thời vận động nhân dân giúp đỡ tại gò Ðống Cao. Nơi đây đất đai trù phú, cư dân đông đúc, cảnh trí tươi đẹp, hữu tình. Nơi gò Ðống Cao sau này được xây dựng ngôi chùa mang tên chùa Nẽ nằm ẩn mình trong vườn cây xanh tốt, cư dân bao quanh.
Sau khi mua và quyên góp được đủ lương thực, quan quân được dưỡng sức, chủ tướng Nguyễn Kim Nho và Trần Huyền quyết định thần tốc đuổi đánh quân Thanh, khiến chúng không kịp trở tay, hồn xiêu phách lạc tháo thân chạy ra biển và về nước. Nhớ công ơn và tưởng nhớ đến quan quân của Nguyễn Kim Nho, hàng năm cứ vào ngày mùng 2 Tết người dân trong vùng lại tổ chức phiên chợ đầu năm mua bán muối, gạo. Cuộc sống khấm khá lên, không chỉ muối, gạo mà nhiều sản vật các vùng miền lân cận, làng nghề cũng được đưa về đây bày bán cho ngày chợ thêm tấp nập. Các trò chơi dân gian như: vật võ, chọi gà, hát văn... cũng được tổ chức trang trọng, vui tươi thu hút du khách từ khắp mọi nơi về tham dự.
Bà Nguyễn Thị Niên - người dân khu vực gần chợ chia sẻ: "Từ thời thượng cổ các cụ đã duy trì chợ này rồi. Thuở bé tôi theo ông bà, bố mẹ ra chợ sớm xem chọi gà, chơi những trò con trẻ. Lớn thì lấy chồng về gần đây nên càng thuận tiện ra chợ đầu xuân mua chút đồ, gặp gỡ họ hàng người thân lại trò chuyện rôm rả. Con cháu đi xa về gần đều về chợ chơi xuân như nhắc nhớ quê hương. Đông vui tấp nập lắm."
Sân vận động nơi diễn ra phiên chợ đặc biệt một năm chỉ có duy nhất một ngày vào sáng mùng 2 tết
Gọi là chợ vì mọi người có thể mua bán trao đổi hàng hóa. Song nó cũng có thể gọi là hội vì người ta đến mua bán các nông sản với mong muốn cầu may; những người già đến vãn cảnh chợ, cảnh chùa và hành lễ đầu năm; còn nam thanh nữ tú đến chợ nhiều khi chẳng vì việc mua bán mà vì được gặp gỡ nhau trò chuyện, hỏi nhau về những điều đã trải sau một năm vất vả, bận bịu. Và hơn thế nữa, đây là nơi gặp gỡ, tâm tình, trao duyên. Và cũng từ đây đã có biết bao nhiêu đôi trai gái nên vợ, thành chồng sau phiên chợ đặc biệt này.
Chợ Nẽ một năm chỉ mở một phiên duy nhất vào ngày mồng 2 Tết Nguyên đán hàng năm. Người đông tấp nập, trong hương khói của những nén hương trầm lan tỏa mang theo bao ước nguyện. Là người có cả tuổi thơ gắn bó với mảnh đất con người nơi đây, nhà thơ Nguyễn Khoa Ðăng khi viết về chợ Nẽ đã thắm thiết bày tỏ lòng mình mà viết: “Chợ năm họp một phiên/ Bốn mùa dồn ở giữa/ Phiên trước là nỗi nhớ/ Phiên sau thành tình thương.” Cái tình thương ấy theo năm tháng cứ lớn dần để rồi bâng khuâng, mong đợi được gặp lại vào mùa xuân sau và có thể từ đây tình yêu cũng bắt đầu nảy nở như những chồi biếc của mùa xuân. Thế nên, chợ Nẽ với các bạn trẻ đã trở thành “chợ tình” giống như những phiên chợ tình ở vùng cao Tây Bắc.
Những năm qua, do có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền của xã Hoà Bình và thôn Nẽ Châu nên ngôi chùa được tu sửa khang trang sạch đẹp, cảnh quan môi trường trong lành, sạch sẽ và phiên chợ Nẽ cũng vui nhộn hơn, để lại trong lòng du khách nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp. Ông Nguyễn Văn Vinh - cán bộ văn hóa xã Hòa Bình cho biết thêm: "Cán bộ xã bên văn hóa và an ninh đều sát sao cùng nhà chùa để hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng như vui xuân được an toàn, vui tươi.
Trước tết thì đều có bài quản lý lễ hội đầu xuân nói chung, hoạt động chợ Nẽ, du xuân chùa Nẽ nói riêng. Về lâu dài, chúng tôi cũng phối hợp cùng nhà chùa thu thập các tài liệu, hiện vật cổ gắn với chùa, với chợ để trình các cấp công nhận di tích lịch sử văn hóa. Đây là nét đẹp văn hóa tinh thần cho người dân du xuân vui tươi, là đặc trưng văn hóa mà địa phương luôn ý thức giữ gìn, phát huy".
Khi trời đất giao hoà, muôn hoa đua nở, muông thú hót ca cũng là lúc mùa xuân đã đến. Mùa xuân với bao ước vọng, mong cho quốc thái dân an, nhà nhà an khang thịnh vượng. Những nam thanh nữ tú lại rộn ràng trong bộ quần áo mới, tay trong tay cùng trảy hội mùa xuân. Và năm nay, phiên chợ Nẽ lại mở đón du khách xa gần như tiết xuân của đất trời đến hẹn lại lên.
Nguồn: https://vuthu.thaibinh.gov.vn/
Mr Nguyễn Chí Thanh - Your Vacation Travel
Bản đồ thôn Nẽ Châu, Xã Hòa Bình, Vũ Thư
Tin khác
Hoa Tớ Dày khoe sắc khắp Garrya Resort và núi rừng Mù Cang Chải,...
Cùng Your Vacation Travel đăng ký chương trình Đặc biệt thăm quan...
Cùng Your Vacation Travel khám phá khu Resort cao cấp Chuồn Chuồn...
Hãy cùng Your Vacation Travel khám phá Garrya Mù Cang Chải...
Cùng Your Vacation Travel khám phá Le Champ Tú Lệ Hot Spring &...
Cùng Your Vacation Travel khám phá Le Champ Tú Lệ Hot Spring &...