TOUR DU LỊCH NỔI BẬT
Du lịch Hà Nội: Huyền thoại đền Quán Thánh
Nếu chọn một ngôi đền nổi tiếng nhất khu vực nội thành Hà Nội thì có lẽ không nơi nào vượt được Đền Quán Thánh. Đền có lịch sử lâu đời, là một trong “Thăng Long tứ trấn” của đất kinh kỳ xưa, lại sở hữu pho tượng đồng thuộc dạng kiệt tác của nghề đúc đồng làng Ngũ Xã. Cùng Your Vacation Travel tìm hiểu về đền Quán Thánh là một trong “Thăng Long tứ trấn” của đất kinh kỳ xưa.
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của dân tộc Việt Nam cách đây 3 thế kỷ. Tại nhà bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn của thầy. Cùng đúc với tượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan. Tiếng chuông này đã được đi vào thi ca:
Văn bia tại Đền do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (chiều 1,10 x 1,25m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai. Đến đời Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, đã cấp tiền tu sửa. Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa. Bốn ngôi đền đó là: Đền Bạch Mã - Bạch Mã tối linh từ; Đền Voi Phục - Tây trấn từ; Đền Kim Liên - Kim Liên
Truyền thuyết xưa kể rằng: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái; trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông… Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán.
Lịch sử hình thành của Đền Quán Thánh
Theo tư liệu cũ, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Đền Quán Thánh được xây dựng từ năm 1010, thời kỳ đầu nhà Lý. Đền được xây dựng thờ Huyền Thiên Trấn Vũ nên được lấy tên là Trấn Vũ Quán.
Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay. Vua Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra tuần thú Bắc Thành, cho đổi tên đền thành Chân Vũ quán, ba chữ Hán này được tạc trên nóc cổng tam quan. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán.
Đền được công nhận di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm 1962. Có thể thấy, người xưa chấp nhận cả hai cách viết và gọi là Trấn Vũ quán và Đền Quán Thánh. Đạo Quán là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng là chùa của Phật Giáo. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc Chân Võ Tinh quân (vị Thánh coi giữ phương Bắc). Tuy nhiên, dân chúng thờ tự chỉ công nhận hai tên gọi. Đó là Trấn Vũ Quán và Đền Quán Thánh. Đền Quán Thánh đã được trùng tu 7 lần từ năm 1618 tới năm 1941.
Pho tượng thánh Trấn Vũ đền Quán Thánh được đúc năm 1677
Các mốc thời gian trùng tu đều được ghi lại trên văn bia. Tổng thể kiến trúc sau khi trùng tu bao gồm cổng Tam Quan 3 lối vào, sân, 3 lớp nhà. 3 lớp kiến trúc của Đền bao gồm nhà tiền tế, trung tế và hậu cung. Qua khoảng sân, nhà tiền tế được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống. Với mái ngói đỏ và những hình tượng phù điêu đặc sắc. Phía trong Đền là những cột gỗ và hoành phi sơn son thiếp vàng nổi bật. Phía bên trong của Đền được đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đúc bằng đồng đen.
Pho tượng được khởi công xây dựng từ năm 1677, đời Lê Hy tông. Bức tượng cao 3,96 m có đường kính chu vi rộng tới 8 m.
Tượng Ngài Huyền Thiên Trấn Vũ – Uy Nghi Lẫm Liệt
Pho tượng nặng 4 tấn được đặt trên chân đế tạc bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m. Tượng do một nghệ nhân ở làng Ngũ Xá đúc trong ròng rã 7 tháng trời tạo nên. Tượng có khuôn mặt chữ điền, râu dài, tay trái đặt trước ngực, tay phải chống lên chuôi kiếm. Với các chi tiết hoa văn và đường nét uốn lượn mềm mại và tỉ mỉ. Thể hiện kỹ nghệ đúc đồng của dân tộc Việt Nam cách đây khoảng 3 thế kỷ.
Đền Quán Thánh tọa lạc ở đâu?
Đền Quán Thánh là nơi thờ một trong bốn vị thần trấn giữ 4 cửa thành Thăng Long khi xưa. Cụm danh lam này tọa lạc tại cuối đường Thanh Niên thuộc phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Thăm quan Đền Quán Thánh
Ghé thăm Đền Quán Thánh, du khách sẽ được trải nghiệm những tập tục tín ngưỡng truyền thống. Nơi đây được coi là một trong những địa điểm lưu giữ không gian văn hóa lâu đời của Hà Nội.
Ngay từ bên ngoài nhìn vào, công trình cổng Tam Quan đã thực sự gây ấn tượng. Với những bức phù điêu mang hình tượng truyền thống nổi bật và đặc sắc. Hai thiết kế kiến trúc cổ nhiều chi tiết hoa văn tỉ mỉ cùng bốn cột trụ ở hai bên. Bộ phận kiến trúc cổng Tam Quan được đặt ở chính giữa với hai tầng thiết kế. 3 lối vào gồm hai cửa nhỏ phụ ở hai bên và một cửa chính lớn ở giữa.
Pho tượng thánh Trấn Vũ đền Quán Thánh được đúc năm 1677
Khu tiền đường của Đền
Khu tiền đường Đền là tổng thể không gian vô cùng hài hòa. Lối vào rộng lớn dẫn từ cổng tới thẳng khu chính điện được lát gạch đỏ. Tiếp đến là thiết kế kiến trúc bia đình của Đền Quán Thánh. Với một mái vòm cổ kính cùng thiết kế bia đá khắc tạc các lần trùng tu đền. Thiết kế voi phục ấn tượng nằm ở bên lối vào dẫn tới khu chính điện. Ngay phía trước của chính điện là một thiết kế non bộ về phong thủy.
Khu chính điện của Đền
Bước qua khoảng sân, phía sau của hòn non bộ là chính điện của Đền Quán Thánh. Phần trong của chính điện bao gồm có 3 không gian kiến trúc liên tiếp nhau. Phần ngoài cùng được gọi là nhà tiền tế của chính điện. Bên trái của nhà tiền tế có treo một chiếc khánh bằng đồng đen kích thước khá lớn. Khánh có bề ngang 1,25 m và cao khoảng 1,1 m, được đúc vào thời Chúa Trịnh. Ngoài cùng phía trước của khánh đồng có đôi cây đèn đồng lớn với nhiều hoa văn.
Phía sau của nhà tiền tế gọi là khu trung tế, chính giữa là tượng Huyền Thiên Trấn Vũ. Khu hậu cung nằm ở hai bên khu trung tế. Bao gồm hai phần không gian thờ cúng các vị thần. Đó là không gian thờ các quan Văn Võ
và Đức ông Trùm Trọng?
Tượng Vũ Công Chấn hiện đang được chú thích là Đức ông Trùm Trọng?
Cũng theo văn bia này, thì đây là tượng thờ Luân Quận Công chứ không phải Đức ông Trùm Trọng? >> Xem tại báo Tiền Phong
Pho tượng này được minh xác là tượng người cho đúc tạc nên pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, mà hiện nay ban quản lý di tích chú thích là tượng “Đức ông Trùm Trọng”
Luân Quận Công không chỉ là người đốc công tạc khắc nên pho tượng Huyền Thiên mà ông còn là người cho đúc chuông lớn hiện nay đang được treo ở Tam Quan đền có niện đại Vĩnh Trị thứ 2 (1677)
Điều này được ghi rõ ràng trên bài văn khắc bia Trấn Vũ Quán bi ký do Thượng Thư Đông Các Đại Học Sĩ Hồ Sĩ Dương soạn và được Vũ Tộc Đại Tông, gia phả họ Vũ ở từ đường thôn An Cự, xã Đại An, Vụ Bản, Nam Định do Vũ Huyên chép năm Bảo Đại xác nhận.
Tư liệu văn bia ở đền Quán Thánh
Cũng theo văn bia này, thì Luân Quận Công không chỉ là người đốc công tạc khắc nên pho tượng Huyền Thiên mà ông còn là người cho đúc chuông lớn hiện nay đang được treo ở Tam Quan đền có niện đại Vĩnh Trị thứ 2 (1677).
Theo - Nhà sử học Lê Văn Lan: "Bức tượng đó không phải là tượng ông Trùm Trọng mà là tượng vị Tổng công trình sư rất nổi tiếng thế kỷ XVII là ông Vũ Công Trấn. Bia Trấn Vũ Quán bi ký đã viết về sự kiện này: Tây Vương Trịnh Tạc ủy cho thế tử là Trịnh Căn chủ trì việc xuất kho dinh tạo ngôi quán.
Khi quán đạo được hoàn thành nguy nga tráng lệ, Hoằng Tổ Dương Vương tới thăm, đã khen thưởng cho ông được lập tượng đá bên trái đền, kèm theo bài tự vị được ban hiệu là “Linh Quang Cảm Ứng Đại Vương Thần Tượng”. Dòng lạc khoản của tấm bia trên ghi rất rõ"
Đền Quán Thánh vào mùa lễ hội
Đền Quán Thánh được mở cửa quanh năm để phục vụ du khách du lịch tới tham quan. Người dân quanh khu vực đến đền dâng hương những ngày mùng 1 ngày rằm hàng tháng. Nhưng đặc biệt hơn cả là mỗi dịp Tết Nguyên Đán người dân Hà Thành nô nức, chảy hội, du xuân đến Đền Quán Thánh, dâng lễ xin lộc, thắp nén hương nhang tỏ lòng thành kính, cầu phúc an cho gia đình và người thân trong năm mới. Ngoài ra hoạt động xin chữ đầu xuân cũng được diễn ra tại sân chính điện trong đền.
Trong không gian tĩnh mịch và quang cảnh thoáng đãng cùng chút hương thơm. Du khách thập phương sẽ mang lễ vật vào chính điện và dâng hương tại đây. Tới thăm Đền Quán Thánh vào thời điểm này, bạn sẽ còn được trải nghiệm không khí nô nức. Những ông đồ với những câu đối đỏ, những chữ viết thư pháp cầu may. Đặc biệt là các đối tượng học sinh, sinh viên tới tham quan và cầu học tại đây.
Một số kinh nghiệm du lịch, tham quan Đền Quán Thánh
*Phương tiện di chuyển
Muốn tham quan Đền Quán Thánh dễ dàng và thuận tiện. Bạn có thể lựa chọn một trong số những phương tiện di chuyển như sau:
Từ ga Long Biên chỉ cần khoảng 5 phút để tới điểm trung chuyển Long Biên. Từ đây, bạn hãy bắt tuyến xe 50 từ Long Biên đi sân vận động quốc gia. Tuyến xe sẽ dừng tại 192A Quán Thánh. Bạn sẽ chỉ cần 3 phút để tới được Đền .
Từ ga Hà Nội chỉ cần 7 phút để tới số 7 Nguyễn Thái Học. Tại đây, bạn hãy bắt tuyến xe 45 từ Times City đi Bến xe Nam Thăng Long. Tuyến buýt sẽ dừng tại ngã ba Hoàng Văn Thụ – Hoàng Diệu. Từ đây, chỉ khoảng 10 phút để tới Đền Quán Thánh.
Từ ga Long Biên chỉ cần khoảng 5 phút để tới số 81 Trần Nhật Duật. Từ đây, bạn hãy bắt tuyến xe 22A từ bến xe Gia Lâm đi khu đô thị Trung Văn. Tuyến xe sẽ dừng tại số 40 Phan Đình Phùng. Từ đây, chỉ cần khoảng 10 phút để tới Đền Quán Thánh.
Nếu bạn từ tỉnh thành khác tới tham quan du lịch, hãy theo tuyến đường Láng vào Láng Hạ. Với khoảng 10 phút đi theo đường Hoàng Cầu, vào tới đường Tôn Đức Thắng. Từ đây, chỉ mất khoảng vài phút để tới Đền Quán Thánh theo hướng Tây.
Những địa điểm du lịch tâm linh gần Đền Quán Thánh.
Từ Đền Quán Thánh, bạn có thể ghé thăm những điểm tham quan thắng cảnh khác gần đó. Một số điểm du lịch nổi bật lân cận bao gồm:
Chùa Trấn Quốc: Chùa Phật giáo được xây trong thế kỷ 6 tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ và thơ mộng có nhiều mộ tháp.
Đền Bạch Mã: cách Đền Quán Thánh khoảng hơn 3 km với khoảng hơn 10 phút di chuyển. Đây cũng là một trong Tứ Trấn Thành Thăng Long Xưa thờ thần Long Đỗ
Đền Ngọc Sơn: Một dnah lam thắng cảnh không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến Hà Nội. Đền nằm trên một đảo nhỏ giữa Hồ Hoàn Kiếm.
Chùa Một Cột cách Đền Quán Thánh khoảng hơn 1 km với khoảng 20 phút đi bộ, Chùa Một Cột là một biểu tượng văn hóa của Hà Nội. Chùa Một Cột được xác lập kỷ lục là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á.
Như vậy, với chuyến tham quan Đền Quán Thánh, bạn còn có thể ghé thăm những nơi khác. Đó đều là những điểm thắng cảnh nổi tiếng được nhiều người yêu thích ở Hà Nội. Chỉ với những phương tiện di chuyển rất đơn giản như xe buýt hay xe máy. Bạn không chỉ được trải nghiệm những không gian văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Mà còn góp phần thêm hiểu rõ hơn về lịch sử lâu đời của các kiến trúc.
Xem các bài về KIẾN THỨC - KINH NGHIỆM
Xem Video về: Huyền thoại đền Quán Thánh
*** YOUR VACATION TRAVEL***
Hotline /Zalo:+84912943936 - WhatsApp/Viber:+8494739597
Email: dulichkynghicuaban@gmail.com
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của dân tộc Việt Nam cách đây 3 thế kỷ. Tại nhà bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn của thầy. Cùng đúc với tượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan. Tiếng chuông này đã được đi vào thi ca:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Văn bia tại Đền do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (chiều 1,10 x 1,25m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai. Đến đời Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, đã cấp tiền tu sửa. Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa. Bốn ngôi đền đó là: Đền Bạch Mã - Bạch Mã tối linh từ; Đền Voi Phục - Tây trấn từ; Đền Kim Liên - Kim Liên
Truyền thuyết xưa kể rằng: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái; trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông… Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán.
Lịch sử hình thành của Đền Quán Thánh
Theo tư liệu cũ, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Đền Quán Thánh được xây dựng từ năm 1010, thời kỳ đầu nhà Lý. Đền được xây dựng thờ Huyền Thiên Trấn Vũ nên được lấy tên là Trấn Vũ Quán.
Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay. Vua Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra tuần thú Bắc Thành, cho đổi tên đền thành Chân Vũ quán, ba chữ Hán này được tạc trên nóc cổng tam quan. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán.
Đền được công nhận di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm 1962. Có thể thấy, người xưa chấp nhận cả hai cách viết và gọi là Trấn Vũ quán và Đền Quán Thánh. Đạo Quán là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng là chùa của Phật Giáo. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc Chân Võ Tinh quân (vị Thánh coi giữ phương Bắc). Tuy nhiên, dân chúng thờ tự chỉ công nhận hai tên gọi. Đó là Trấn Vũ Quán và Đền Quán Thánh. Đền Quán Thánh đã được trùng tu 7 lần từ năm 1618 tới năm 1941.
Pho tượng thánh Trấn Vũ đền Quán Thánh được đúc năm 1677
Các mốc thời gian trùng tu đều được ghi lại trên văn bia. Tổng thể kiến trúc sau khi trùng tu bao gồm cổng Tam Quan 3 lối vào, sân, 3 lớp nhà. 3 lớp kiến trúc của Đền bao gồm nhà tiền tế, trung tế và hậu cung. Qua khoảng sân, nhà tiền tế được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống. Với mái ngói đỏ và những hình tượng phù điêu đặc sắc. Phía trong Đền là những cột gỗ và hoành phi sơn son thiếp vàng nổi bật. Phía bên trong của Đền được đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đúc bằng đồng đen.
Pho tượng được khởi công xây dựng từ năm 1677, đời Lê Hy tông. Bức tượng cao 3,96 m có đường kính chu vi rộng tới 8 m.
Tượng Ngài Huyền Thiên Trấn Vũ – Uy Nghi Lẫm Liệt
Pho tượng nặng 4 tấn được đặt trên chân đế tạc bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m. Tượng do một nghệ nhân ở làng Ngũ Xá đúc trong ròng rã 7 tháng trời tạo nên. Tượng có khuôn mặt chữ điền, râu dài, tay trái đặt trước ngực, tay phải chống lên chuôi kiếm. Với các chi tiết hoa văn và đường nét uốn lượn mềm mại và tỉ mỉ. Thể hiện kỹ nghệ đúc đồng của dân tộc Việt Nam cách đây khoảng 3 thế kỷ.
Đền Quán Thánh tọa lạc ở đâu?
Đền Quán Thánh là nơi thờ một trong bốn vị thần trấn giữ 4 cửa thành Thăng Long khi xưa. Cụm danh lam này tọa lạc tại cuối đường Thanh Niên thuộc phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Thăm quan Đền Quán Thánh
Ghé thăm Đền Quán Thánh, du khách sẽ được trải nghiệm những tập tục tín ngưỡng truyền thống. Nơi đây được coi là một trong những địa điểm lưu giữ không gian văn hóa lâu đời của Hà Nội.
Ngay từ bên ngoài nhìn vào, công trình cổng Tam Quan đã thực sự gây ấn tượng. Với những bức phù điêu mang hình tượng truyền thống nổi bật và đặc sắc. Hai thiết kế kiến trúc cổ nhiều chi tiết hoa văn tỉ mỉ cùng bốn cột trụ ở hai bên. Bộ phận kiến trúc cổng Tam Quan được đặt ở chính giữa với hai tầng thiết kế. 3 lối vào gồm hai cửa nhỏ phụ ở hai bên và một cửa chính lớn ở giữa.
Pho tượng thánh Trấn Vũ đền Quán Thánh được đúc năm 1677
Khu tiền đường của Đền
Khu tiền đường Đền là tổng thể không gian vô cùng hài hòa. Lối vào rộng lớn dẫn từ cổng tới thẳng khu chính điện được lát gạch đỏ. Tiếp đến là thiết kế kiến trúc bia đình của Đền Quán Thánh. Với một mái vòm cổ kính cùng thiết kế bia đá khắc tạc các lần trùng tu đền. Thiết kế voi phục ấn tượng nằm ở bên lối vào dẫn tới khu chính điện. Ngay phía trước của chính điện là một thiết kế non bộ về phong thủy.
Khu chính điện của Đền
Bước qua khoảng sân, phía sau của hòn non bộ là chính điện của Đền Quán Thánh. Phần trong của chính điện bao gồm có 3 không gian kiến trúc liên tiếp nhau. Phần ngoài cùng được gọi là nhà tiền tế của chính điện. Bên trái của nhà tiền tế có treo một chiếc khánh bằng đồng đen kích thước khá lớn. Khánh có bề ngang 1,25 m và cao khoảng 1,1 m, được đúc vào thời Chúa Trịnh. Ngoài cùng phía trước của khánh đồng có đôi cây đèn đồng lớn với nhiều hoa văn.
Phía sau của nhà tiền tế gọi là khu trung tế, chính giữa là tượng Huyền Thiên Trấn Vũ. Khu hậu cung nằm ở hai bên khu trung tế. Bao gồm hai phần không gian thờ cúng các vị thần. Đó là không gian thờ các quan Văn Võ
và Đức ông Trùm Trọng?
Tượng Vũ Công Chấn hiện đang được chú thích là Đức ông Trùm Trọng?
Cũng theo văn bia này, thì đây là tượng thờ Luân Quận Công chứ không phải Đức ông Trùm Trọng? >> Xem tại báo Tiền Phong
Pho tượng này được minh xác là tượng người cho đúc tạc nên pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, mà hiện nay ban quản lý di tích chú thích là tượng “Đức ông Trùm Trọng”
Luân Quận Công không chỉ là người đốc công tạc khắc nên pho tượng Huyền Thiên mà ông còn là người cho đúc chuông lớn hiện nay đang được treo ở Tam Quan đền có niện đại Vĩnh Trị thứ 2 (1677)
Điều này được ghi rõ ràng trên bài văn khắc bia Trấn Vũ Quán bi ký do Thượng Thư Đông Các Đại Học Sĩ Hồ Sĩ Dương soạn và được Vũ Tộc Đại Tông, gia phả họ Vũ ở từ đường thôn An Cự, xã Đại An, Vụ Bản, Nam Định do Vũ Huyên chép năm Bảo Đại xác nhận.
Tư liệu văn bia ở đền Quán Thánh
Cũng theo văn bia này, thì Luân Quận Công không chỉ là người đốc công tạc khắc nên pho tượng Huyền Thiên mà ông còn là người cho đúc chuông lớn hiện nay đang được treo ở Tam Quan đền có niện đại Vĩnh Trị thứ 2 (1677).
Theo - Nhà sử học Lê Văn Lan: "Bức tượng đó không phải là tượng ông Trùm Trọng mà là tượng vị Tổng công trình sư rất nổi tiếng thế kỷ XVII là ông Vũ Công Trấn. Bia Trấn Vũ Quán bi ký đã viết về sự kiện này: Tây Vương Trịnh Tạc ủy cho thế tử là Trịnh Căn chủ trì việc xuất kho dinh tạo ngôi quán.
Khi quán đạo được hoàn thành nguy nga tráng lệ, Hoằng Tổ Dương Vương tới thăm, đã khen thưởng cho ông được lập tượng đá bên trái đền, kèm theo bài tự vị được ban hiệu là “Linh Quang Cảm Ứng Đại Vương Thần Tượng”. Dòng lạc khoản của tấm bia trên ghi rất rõ"
Đền Quán Thánh vào mùa lễ hội
Đền Quán Thánh được mở cửa quanh năm để phục vụ du khách du lịch tới tham quan. Người dân quanh khu vực đến đền dâng hương những ngày mùng 1 ngày rằm hàng tháng. Nhưng đặc biệt hơn cả là mỗi dịp Tết Nguyên Đán người dân Hà Thành nô nức, chảy hội, du xuân đến Đền Quán Thánh, dâng lễ xin lộc, thắp nén hương nhang tỏ lòng thành kính, cầu phúc an cho gia đình và người thân trong năm mới. Ngoài ra hoạt động xin chữ đầu xuân cũng được diễn ra tại sân chính điện trong đền.
Trong không gian tĩnh mịch và quang cảnh thoáng đãng cùng chút hương thơm. Du khách thập phương sẽ mang lễ vật vào chính điện và dâng hương tại đây. Tới thăm Đền Quán Thánh vào thời điểm này, bạn sẽ còn được trải nghiệm không khí nô nức. Những ông đồ với những câu đối đỏ, những chữ viết thư pháp cầu may. Đặc biệt là các đối tượng học sinh, sinh viên tới tham quan và cầu học tại đây.
Một số kinh nghiệm du lịch, tham quan Đền Quán Thánh
*Phương tiện di chuyển
Muốn tham quan Đền Quán Thánh dễ dàng và thuận tiện. Bạn có thể lựa chọn một trong số những phương tiện di chuyển như sau:
Từ ga Long Biên chỉ cần khoảng 5 phút để tới điểm trung chuyển Long Biên. Từ đây, bạn hãy bắt tuyến xe 50 từ Long Biên đi sân vận động quốc gia. Tuyến xe sẽ dừng tại 192A Quán Thánh. Bạn sẽ chỉ cần 3 phút để tới được Đền .
Từ ga Hà Nội chỉ cần 7 phút để tới số 7 Nguyễn Thái Học. Tại đây, bạn hãy bắt tuyến xe 45 từ Times City đi Bến xe Nam Thăng Long. Tuyến buýt sẽ dừng tại ngã ba Hoàng Văn Thụ – Hoàng Diệu. Từ đây, chỉ khoảng 10 phút để tới Đền Quán Thánh.
Từ ga Long Biên chỉ cần khoảng 5 phút để tới số 81 Trần Nhật Duật. Từ đây, bạn hãy bắt tuyến xe 22A từ bến xe Gia Lâm đi khu đô thị Trung Văn. Tuyến xe sẽ dừng tại số 40 Phan Đình Phùng. Từ đây, chỉ cần khoảng 10 phút để tới Đền Quán Thánh.
Nếu bạn từ tỉnh thành khác tới tham quan du lịch, hãy theo tuyến đường Láng vào Láng Hạ. Với khoảng 10 phút đi theo đường Hoàng Cầu, vào tới đường Tôn Đức Thắng. Từ đây, chỉ mất khoảng vài phút để tới Đền Quán Thánh theo hướng Tây.
Những địa điểm du lịch tâm linh gần Đền Quán Thánh.
Từ Đền Quán Thánh, bạn có thể ghé thăm những điểm tham quan thắng cảnh khác gần đó. Một số điểm du lịch nổi bật lân cận bao gồm:
Chùa Trấn Quốc: Chùa Phật giáo được xây trong thế kỷ 6 tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ và thơ mộng có nhiều mộ tháp.
Đền Bạch Mã: cách Đền Quán Thánh khoảng hơn 3 km với khoảng hơn 10 phút di chuyển. Đây cũng là một trong Tứ Trấn Thành Thăng Long Xưa thờ thần Long Đỗ
Đền Ngọc Sơn: Một dnah lam thắng cảnh không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến Hà Nội. Đền nằm trên một đảo nhỏ giữa Hồ Hoàn Kiếm.
Chùa Một Cột cách Đền Quán Thánh khoảng hơn 1 km với khoảng 20 phút đi bộ, Chùa Một Cột là một biểu tượng văn hóa của Hà Nội. Chùa Một Cột được xác lập kỷ lục là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á.
Như vậy, với chuyến tham quan Đền Quán Thánh, bạn còn có thể ghé thăm những nơi khác. Đó đều là những điểm thắng cảnh nổi tiếng được nhiều người yêu thích ở Hà Nội. Chỉ với những phương tiện di chuyển rất đơn giản như xe buýt hay xe máy. Bạn không chỉ được trải nghiệm những không gian văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Mà còn góp phần thêm hiểu rõ hơn về lịch sử lâu đời của các kiến trúc.
Xem các bài về KIẾN THỨC - KINH NGHIỆM
Xem Video về: Huyền thoại đền Quán Thánh
*** YOUR VACATION TRAVEL***
Hotline /Zalo:+84912943936 - WhatsApp/Viber:+8494739597
Email: dulichkynghicuaban@gmail.com
Tin khác
Hãy cùng Your Vacation Travel khám phá Garrya Mù Cang Chải...
Cùng Your Vacation Travel khám phá Le Champ Tú Lệ Hot Spring &...
Cùng Your Vacation Travel khám phá Le Champ Tú Lệ Hot Spring &...
Garrya Mù Cang Chải Resort là khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên sở...
Du lịch Kỳ nghỉ của bạn xin giới thiệu Review Mù Cang Chải Resort...
Cùng Your Vacation Travel đăng ký chương trình Đặc biệt thăm quan...