TOUR DU LỊCH NỔI BẬT
Đền Quan Đế Kiến trúc cổ giữa lòng phố cổ
Sau khi được trùng tu, Đền Quan Đế tại số 28 phố Hàng Buồm (Hà Nội) không chỉ trở thành điểm đến thu hút khách du lịch nước ngoài, mà còn là trung tâm cung cấp thông tin về di sản phố cổ Hà Nội.
Đền Quan Đế ở số 28 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công), một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc (thế kỷ 3 sau Công Nguyên).
Đền được xây dựng vào năm 1819 và đã trải qua hai lần trùng tu vào đầu và cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, đền tiếp tục được cộng đồng người Hoa trùng tu và mở rộng. Tuy nhiên, những người tham gia quá trình trung tu và tôn tạo đều là người Việt Nam, do đó ngoài các chi tiết trang trí của Trung Hoa, đền còn thể hiện được lối kiến trúc truyền thống độc đáo của nước ta, cụ thể là của khu vực đồng bằng sông Hồng, với kết cấu chủ yếu bằng gỗ lim cùng các hoạt tiết được chạm khắc tinh xảo.
Đền Quan Đế gồm một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công, ngoài cùng là Nghi môn, tiếp đến là phần sân rộng rãi dẫn tới nhà Tiền tế, Phương đình và Hậu cung nằm trong cùng. Hiện nay, đền vẫn lưu giữ được nhiều mảng trang trí chạm khắc mang phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ 19. Các phần trang trí của đền tập trung vào tứ linh “Long, Lân, Quy, Phượng”, bên cạnh một số trang trí hình hoa lá và các con thú khác được chạm khắc rất kỹ lưỡng, thể hiện tay nghề khéo léo và tài hoa của các phường thợ đương thời.
Nhà Tiền tế kiến trúc gồm ba gian, bốn hàng chân cột, đầu hồi bít đốc, hai bộ vì đầu hồi có kiến trúc kiểu kẻ truyền liền bảy.
Nhà Phương đình có hình thức kiến trúc chồng diềm hai tầng, tám mái, Chính giữa nhà đặt bàn thờ Công Đồng.
Tường hồi hai bên tả hữu của nhà Phương đình có kẻ ô, trong đắp nổi bên trái là Thanh Long (Tả Thanh Long).
Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế.
Giữa bàn thờ là bức tượng Quan Thánh Đế uy nghiêm được đúc bằng đồng. Quan Thánh Đế hay Quan Công, Quan Vũ là một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc ở Trung Hoa thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, được hình tượng hóa qua tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Trong quan niệm dân gian của người Hoa, Quan Vũ là một bậc Võ Thánh. Tượng thờ ông được dựng ở hầu khắp các nơi có người Hoa sinh sống, cả trong và ngoài Trung Quốc.
Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của đền Quan Đế là ở chỗ, đây là một đền thờ của người Hoa nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt, thể hiện ở các kết cấu gỗ lim kiểu chồng rường, các bộ vì vỏ cua…
Trước khi được tu bổ, đền Quan Đế là nơi ở của 5 hộ dân trong hơn 20 năm. Sau thời gian dài, đền đã xuống cấp nghiêm trọng, mối mọt và ẩm ướt đã làm hư hại nhiều chi tiết kết cấu gỗ, đặc biệt là phần Hậu cung đã sụp đổ hoàn toàn và bị cây cỏ xâm lấn. Vì thế, chính quyền Thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm đã quyết định thực hiện kế hoạch trùng tu, tôn tạo đền thành Trung tâm Thông tin phố cổ Hà Nội, đồng thời di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi khu vực nguy hiểm vào tháng 12/2008 và tới tháng 3/2010 thì hoàn thành. Chủ trương của Thành phố Hà Nội là áp dụng các nguyên tắc bảo tồn, tu bổ di tích lịch sử. Do đó, chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia tư vấn của Thành phố Toulouse (Pháp) đã tiến hành phục dựng đền theo lối kiến trúc ban đầu, sử dụng tối đa các phần kiến trúc.
Sau khi được trùng tu, đền Quan Đế chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 3/2010. Ban ngày, đền mở cửa để tiếp đón khách du lịch nước ngoài. Đặc biệt vào các tối thứ Sáu, Bảy và Chủ nhật hàng tuần, Giáo phường ca trù Thăng Long mở canh hát ngay tại đền để phục vụ du khách.
Đền cũng trở thành nơi cung cấp thông tin cho những du khách du lịch Hà Nội trong và ngoài nước, người dân có nhu cầu tìm hiểu về các nếp sống người dân và các di sản thuộc khu Phố cổ Hà Nội, đồng thời là địa điểm sinh hoạt cộng đồng cho người dân phường sở tại.
YOUR VACATION TRAVEL
Hotline /Zalo:+84912943936 - WhatsApp/Viber:+8494739597
Email: dulichkynghicuaban@gmail.com
Đền Quan Đế ở số 28 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công), một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc (thế kỷ 3 sau Công Nguyên).
Đền được xây dựng vào năm 1819 và đã trải qua hai lần trùng tu vào đầu và cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, đền tiếp tục được cộng đồng người Hoa trùng tu và mở rộng. Tuy nhiên, những người tham gia quá trình trung tu và tôn tạo đều là người Việt Nam, do đó ngoài các chi tiết trang trí của Trung Hoa, đền còn thể hiện được lối kiến trúc truyền thống độc đáo của nước ta, cụ thể là của khu vực đồng bằng sông Hồng, với kết cấu chủ yếu bằng gỗ lim cùng các hoạt tiết được chạm khắc tinh xảo.
Đền Quan Đế gồm một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công, ngoài cùng là Nghi môn, tiếp đến là phần sân rộng rãi dẫn tới nhà Tiền tế, Phương đình và Hậu cung nằm trong cùng. Hiện nay, đền vẫn lưu giữ được nhiều mảng trang trí chạm khắc mang phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ 19. Các phần trang trí của đền tập trung vào tứ linh “Long, Lân, Quy, Phượng”, bên cạnh một số trang trí hình hoa lá và các con thú khác được chạm khắc rất kỹ lưỡng, thể hiện tay nghề khéo léo và tài hoa của các phường thợ đương thời.
Nhà Tiền tế kiến trúc gồm ba gian, bốn hàng chân cột, đầu hồi bít đốc, hai bộ vì đầu hồi có kiến trúc kiểu kẻ truyền liền bảy.
Nhà Phương đình có hình thức kiến trúc chồng diềm hai tầng, tám mái, Chính giữa nhà đặt bàn thờ Công Đồng.
Tường hồi hai bên tả hữu của nhà Phương đình có kẻ ô, trong đắp nổi bên trái là Thanh Long (Tả Thanh Long).
Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế.
Giữa bàn thờ là bức tượng Quan Thánh Đế uy nghiêm được đúc bằng đồng. Quan Thánh Đế hay Quan Công, Quan Vũ là một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc ở Trung Hoa thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, được hình tượng hóa qua tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Trong quan niệm dân gian của người Hoa, Quan Vũ là một bậc Võ Thánh. Tượng thờ ông được dựng ở hầu khắp các nơi có người Hoa sinh sống, cả trong và ngoài Trung Quốc.
Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của đền Quan Đế là ở chỗ, đây là một đền thờ của người Hoa nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt, thể hiện ở các kết cấu gỗ lim kiểu chồng rường, các bộ vì vỏ cua…
Trước khi được tu bổ, đền Quan Đế là nơi ở của 5 hộ dân trong hơn 20 năm. Sau thời gian dài, đền đã xuống cấp nghiêm trọng, mối mọt và ẩm ướt đã làm hư hại nhiều chi tiết kết cấu gỗ, đặc biệt là phần Hậu cung đã sụp đổ hoàn toàn và bị cây cỏ xâm lấn. Vì thế, chính quyền Thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm đã quyết định thực hiện kế hoạch trùng tu, tôn tạo đền thành Trung tâm Thông tin phố cổ Hà Nội, đồng thời di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi khu vực nguy hiểm vào tháng 12/2008 và tới tháng 3/2010 thì hoàn thành. Chủ trương của Thành phố Hà Nội là áp dụng các nguyên tắc bảo tồn, tu bổ di tích lịch sử. Do đó, chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia tư vấn của Thành phố Toulouse (Pháp) đã tiến hành phục dựng đền theo lối kiến trúc ban đầu, sử dụng tối đa các phần kiến trúc.
Sau khi được trùng tu, đền Quan Đế chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 3/2010. Ban ngày, đền mở cửa để tiếp đón khách du lịch nước ngoài. Đặc biệt vào các tối thứ Sáu, Bảy và Chủ nhật hàng tuần, Giáo phường ca trù Thăng Long mở canh hát ngay tại đền để phục vụ du khách.
Đền cũng trở thành nơi cung cấp thông tin cho những du khách du lịch Hà Nội trong và ngoài nước, người dân có nhu cầu tìm hiểu về các nếp sống người dân và các di sản thuộc khu Phố cổ Hà Nội, đồng thời là địa điểm sinh hoạt cộng đồng cho người dân phường sở tại.
YOUR VACATION TRAVEL
Hotline /Zalo:+84912943936 - WhatsApp/Viber:+8494739597
Email: dulichkynghicuaban@gmail.com
Tin khác
Du lịch Tú Lệ – Điểm đến Tây Bắc hút hồn du khách, Câu hỏi Thường...
Du lịch Kỳ nghỉ của bạn xin giới thiệu Review Mù Cang Chải Resort...
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có bao nhiêu đảo? Hoàng Sa và...
Vùng núi cao Đông - Tây Bắc mỗi độ thu về luôn mê hoặc lòng...
Your vacation travel xin cập nhật mới nhất 2023 về các lĩnh...